Mục lục

Sở Thích Trong CV: Cách Chọn Lọc Và Trình Bày Gây Ấn Tượng

11/12/2024 18:20

Mục sở thích thường xuất hiện trong CV với những dòng thông tin nhanh chóng nên nhiều người khi xem CV tham khảo thường cho rằng thông tin này không mấy quan trọng. Nhưng trong thực tế, mục này vẫn nắm giữ vai trò nhất định trong việc thể hiện hình ảnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Vì thế đừng bỏ qua mục sở thích trong CV hoặc trình bày hời hợt phần này. Thay vào đó, học cách trình bày sở thích trong CV thật độc đáo, ấn tượng để dễ dành được lợi thế cạnh tranh. 

1. Mục sở thích trong CV có nên xuất hiện?

Mỗi một yếu tố xuất hiện trong CV đều có giá trị riêng của nó và cùng đóng góp quan trọng vào việc tạo dựng hình ảnh năng lực của bạn trong mắt của nhà tuyển dụng.Nếu bạn chưa thực sự nắm được hiệu quả của sở thích trong CV, hãy tìm hiểu kỹ hơn về vai trò mà thông tin này đóng góp trong CV.

Sở thích trong CV
Sở thích trong CV

1.1.  Sở thích trong CV bộc bạch cá tính và giá trị cá nhân

Ngoài các mục thông tin chính như kinh nghiệm, học vấn, kỹ năng thì mục sở thích cũng là một căn cứ giúp nhà tuyển dụng hiểu thêm về con người của bạn. Sở thích của mỗi người là riêng, thể hiện rõ cá tính cũng như giá trị cá nhân riêng của từng người. Nhất là đối với những ngành nghề đòi hỏi cá tính sáng tạo, khả năng phối hợp nhóm trong công việc sẽ luôn có xu hướng tuyển dụng những cá nhân thể hiện được rõ con người bên trong. 

Nhà tuyển dụng sẽ muốn khai thác nhiều thông tin hơn như sở thích để đánh giá nội lực của ứng viên. Chẳng hạn, với một người thích luôn yêu thích việc tham gia vào các câu lạc bộ về sách sẽ là người có tính kiên nhẫn, sự tĩnh tại và tinh thần ham học hỏi. Với người có sở thích chơi thể thao mạo hiểm, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy nét tính cách mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi chông gai. Qua các thông tin có giá trị biểu hiện rõ trong mục sở thích, quá trình đánh giá ứng viên để đi đến tuyển dụng cũng trở nên dễ dàng.

1.2. Tăng thêm giá trị cho thông tin kỹ năng mềm

Nhiều sở thích cá nhân vừa thể hiện tính giải trí nhưng vẫn có giá trị chứng tỏ lợi thế về kỹ năng mềm cần thiết cho công việc. Ví dụ về việc sở thích có khả năng làm nổi bật lợi thế của bạn ra sao. Bạn hãy xem cách các nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của ứng viên thông qua sở thích dựa vào một vài ví dụ minh họa sau đây.

Lý do viết sở thích trong CV
Lý do viết sở thích trong CV

Nếu bạn nhắc đến sở thích viết blog của mình, điều đó chứng tỏ về khả năng ngôn ngữ của bạn rất tốt bên cạnh năng lực sáng tạo, xây dựng ý tưởng. Nếu sở thích của bạn là tham gia vào hoạt động thiện nguyện, bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao về khả năng giao tiếp. Tinh thần trách nhiệm và năng lượng tích cực trong các hoạt động tập thể. 

1.3. Mục sở thích giúp tạo điểm nhấn cho CV

Cùng một vị trí tuyển dụng, nhà tuyển dụng có thể nhận được rất nhiều CV có nét tương đồng về thông tin tại các mục chính như kinh nghiệm, học vấn, kỹ năng. Tuy nhiên, những giá trị gắn liền với con người cá nhân như sở thích thì tính cá biệt cao hơn, đảm bảo mỗi người một vẻ. Vì thế, phần sở thích trong CV sẽ trở thành một điểm nhấn khác biệt, đem lại sự nổi bật cho CV của bạn.

Dựa vào những lợi thế mà mục sở thích mang đến cho CV xin việc, chắc hẳn bạn cũng biết cần đầu tư cho sở thích cá nhân là điều cần thiết. Hãy học hỏi những tips hay nhất để triển khai mục sở thích cá nhân nổi bật.

2. Cách lựa chọn sở thích để đưa vào CV

Không phải mọi sở thích của cá nhân đều có thể nổi bật trong CV trong khi mục đích trình bày CV của bạn đó chính là tạo ra sự nổi bật. Vì vậy, tuyệt đối không để thông tin sở thích trở thành nội dung không có giá trị, làm cho CV trở nên dài dòng. Hãy chủ động chọn lựa ra những sở thích của bạn liên quan đến công việc ứng tuyển, có thể chứng tỏ sở thích đó có sự tác động và hỗ trợ cho công việc của bạn. Vậy bạn cần chọn lọc sở thích phù hợp với vị trí công việc để đưa vào CV. Chọn theo cách chuyên gia tuyển dụng Topcvvn mách bạn ngay bên dưới nhé.

2.1. Chọn sở thích có thể hỗ trợ cho công việc ứng tuyển

Hướng dẫn viết sở thích trong CV
Hướng dẫn viết sở thích trong CV

Hãy chọn lựa ra những sở thích có liên quan tới kỹ năng, lĩnh vực công việc sẽ là tốt nhất khi trình bày sở thích trong CV. Bạn đang nỗ lực để cạnh tranh việc làm ngành marketing, đừng quên bỏ ngoài CV những sở thích như thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh hay viết lách. Những sở thích này đều chứng tỏ bạn có khả năng phục vụ cho ngành marketing thật tốt. Nếu viết CV IT, công nghệ thì những sở thích tham gia vào các trò chơi trí tuệ, thích lập trình hay tham gia hackathon cũng rất lý tưởng để CV trở nên ấn tượng.

2.2. Sở thích thể hiện kỹ năng mềm

Trong thông tin sở thích, bạn nên chú trọng đưa sở thích liên quan tới kỹ năng mềm có thể tác động tới công việc. Bạn không cần diễn giải mỗi sở thích của bạn thể hiện lợi thế kỹ năng gì, chỉ cần nêu ra, đó là cách bạn khéo léo khẳng định khả năng của mình mà không thể hiện sự phô trương. Chẳng hạn công việc ứng tuyển đòi hỏi cao khả năng làm việc nhóm, bản thân bạn cũng có sở thích chơi thể thao đồng đội như bóng chuyền, bóng đá. Vậy thì hãy đưa vào CV sở thích này để tăng thêm giá trị nổi bật cho kỹ năng. Nếu bạn ứng tuyển cho các vị trí nhà quản trị, lãnh đạo thì có thể nêu sở thích giải câu đố, chơi cờ vua. 

Cách viết sở thích trong CV
Cách viết sở thích trong CV

2.3. Sở thích độc đáo

Cân nhắc đưa vào một vài sở thích đặc biệt của bạn cũng sẽ giúp bạn có thể ghi được dấu ấn đặc biệt trong mắt nhà tuyển dụng. Tất nhiên việc đưa sở thích đặc biệt nào vào cũng phải được cân nhắc xem chúng có thể giúp ích cho việc chứng tỏ khả năng của bạn đối với vị trí công việc đó hay không. Ví như sở thích leo núi thể hiện bạn là người ưa thích các hoạt động mạo hiểm và có cá tính bạo dạn, năng động, không ngại thử thách. Vậy thì các vị trí như luật sư, nhân viên sales, nhân viên kinh doanh có thể nêu ra sở thích này.

2.4. Tránh nêu những sở thích không phù hợp với công việc

Không phải mọi sở thích đều có thể đưa vào CV mà đưa giá trị nào phải có khả năng thuyết phục nhà tuyển dụng. Do đó ngoài việc lựa chọn các sở thích nên thì bạn cũng phải cân nhắc về những sở thích không nên xuất hiện. Dưới đây, Topcvvn chỉ bạn một số sở thích cần phải tránh đưa vào CV xin việc. 

Thứ nhất hãy tránh các sở thích quá phổ thông như xem phim, nghe nhạc vì chúng không có sự tác động nhiều đến khả năng đóng góp cho công việc. Các sở thích thiếu lành mạnh cần đặc biệt loại trừ ra khỏi dự định đưa vào CV như sở thích dành tất cả thời gian rảnh để chơi game, tiệc tùng, tụ tập bạn bè mọi lúc … chúng chỉ khiến cho nhà tuyển dụng hình thành ấn tượng tiêu cực về bạn. Ngoài ra, tuyệt đối tránh những sở thích liên quan đến vấn đề tôn giáo, chính trị. Các thông tin đó có thể gây tranh cãi hoặc gây hiểu nhầm.

3. Hướng dẫn trình bày mục sở thích trong CV hiệu quả

Mục sở thích trong CV được đặt thành một mục riêng không khác biệt các mục thông tin kinh nghiệm, mục tiêu, học vấn. Vì thế, cách trình bày, sắp xếp vị trí cho phần này cũng rất quan trọng. Nếu bạn đã để tâm tận dụng phần này giúp CV trở nên nổi bật hơn thì cần học cách trình bày mục thông tin này thật hiệu quả. 

Cách viết phần thông tin sở thích trong CV
Cách viết phần thông tin sở thích trong CV

3.1. Chọn vị trí phù hợp và tạo một bố cục tốt

Phần sở thích thường được đặt ở cuối CV, sau các phần chính nhưng không phải vì thế mà phần này ít được nhà tuyển dụng chú ý. Chỉ cần xuất hiện trong CV xin việc thì dù vị trí ở đâu, nhà tuyển dụng cũng sẽ quan tâm và coi là tư liệu cần thiết để đánh giá về bạn. Xác định giá trị thứ bậc trong CV, mục sở thích là phần thông tin bổ sung giúp tăng thêm điểm cộng cho CV, đặt chúng ngay phía dưới các phần thông tin chính vừa giúp mục tiêu này đạt được lại không làm cho các thông tin quan trọng bị lu mờ.

3.2. Sử dụng gạch đầu dòng khi trình bày sở thích

Tác dụng của các gạch đầu dòng làm cho những thông tin về sở thích được thể hiện gọn gàng, dễ đọc. Mỗi sở thích một gạch đầu dòng, bạn cũng có thể giải thích thêm cho từng sở thích đó ngay bên cạnh. Như vậy, từng nội dung được nêu lên đều có giá trị riêng, không lu mờ mà còn tạo được ấn tượng về sự logic, khoa học.

3.3. Lưu ý khi trình bày mục sở thích

Thông tin sở thích trong CV xin việc cần đảm bảo nguyên tắc chung khi trình bày CV ở sự ngắn gọn và chân thực. Thông tin càng bám sát trọng tâm càng tốt, cố gắng đưa sở thích có giá trị gắn liền với công việc. 

Mục sở thích trong CV nếu được trình bày khéo léo và có sự chọn lọc thông tin trình bày cẩn thận thì có thể tạo nên điểm nhấn giúp CV nổi bật giữa hàng trăm ứng viên. Đây không chỉ là phần thể hiện cá tính mà còn là cách để nhà tuyển dụng hiểu thêm về bạn và đánh giá sự phù hợp với công việc cần tuyển dụng. Hãy đầu tư thời gian để biến mục này thành "vũ khí bí mật" giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

Xem thêm

icon