Mẫu CV theo ngành nghề
Mẫu CV theo ngôn ngữ
icon
icon
Mẫu CV Xây dựng 01
icon
icon

885

icon

379

Hiện đại

Mẫu CV Xây dựng 01

icon

Xem trước

icon

Sử dụng mẫu

Mẫu CV Xây dựng 02
icon
icon

415

icon

161

Sáng tạo

Mẫu CV Xây dựng 02

icon

Xem trước

icon

Sử dụng mẫu

Mẫu CV Xây dựng 03
icon
icon

354

icon

43

Chuyên nghiệp

Mẫu CV Xây dựng 03

icon

Xem trước

icon

Sử dụng mẫu

Mẫu CV Xây dựng 04
icon
icon

333

icon

49

Đơn giản

Mẫu CV Xây dựng 04

icon

Xem trước

icon

Sử dụng mẫu

Xem thêm

Mục lục
Một cơ hội việc làm tốt trong ngành xây dựng được bắt đầu từ chiếc CV xây dựng độc đáo của bạn. Chỉ cần dành chút thời gian đọc bài viết này, bạn sẽ chẳng khác nào một chuyên gia kiến tạo CV và có thể tự trình bày và tạo cho riêng mình mẫu CV xây dựng giàu sức cạnh tranh.

1. Những thông tin tổng quan về CV ngành xây dựng

CV xây dựng là tài liệu về diện mạo năng lực nghề nghiệp của ứng viên thể hiện trong ngành xây dựng. Đây chính là công cụ giúp bạn thể hiện thế mạnh, khẳng định bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển. Qua mục đích thể hiện đó, CV trở thành cơ sở xác đáng nhất ban đầu để nhà tuyển dụng đánh giá về bạn chính xác, phục vụ cho quyết định lựa chọn.

Mẫu CV ứng tuyển ngành xây dựng
Mẫu CV ứng tuyển ngành xây dựng

Vậy nên bạn hãy bắt tay vào việc tạo cho mình một bản CV xin việc xây dựng chi tiết, phù hợp với bạn và với ngành xây dựng nhé.

2. Xác định bố cục hoàn hảo cho CV xây dựng

Ngành xây dựng có nhiều vị trí như quản lý dự án, kỹ sư, kiến trúc sư, … Mỗi vị trí sẽ có những trọng điểm đáng lưu ý khác nhau.  CV xây dựng có thể được trình bày với ba kiểu bố cục gồm bố cục chức năng, dòng thời gian, bố cục kết hợp của chức năng và dòng thời gian. Dựa vào vị trí ứng tuyển cụ thể là gì, bạn sẽ có sự lựa chọn kiểu bố cục phù hợp, Nhưng CV cũng cần kết hợp với văn phong và cách thể hiện thông tin hiệu quả mới giúp đạt được mục tiêu thuyết phục nhà tuyển dụng của bạn. 

Để có thể linh hoạt về cách viết CV ngành xây dựng, bạn hãy cập nhật cách viết chi tiết từng phần trong CV xây dựng của mình.

3. Cách viết CV xin việc xây dựng chuẩn

Nhiều người thiếu kinh nghiệm xin việc, sinh viên xây dựng mới tốt nghiệp đều có thể trình bày CV xây dựng thiếu sót chẳng hạn như thiếu logic trong bố cục, ý không mạch lạc hoặc chưa diễn đạt rõ ràng. Bạn cần hiểu rõ cách trình bày từng mục trong bố cục CV cũng như biết cách tạo ra mối liên kết mật thiết cho tổng thể để có được CV hoàn hảo nhất. Học hỏi theo cách tạo CV khá chi tiết được Topcvvn chia sẻ ngay dưới đây để có được một bản CV xin việc xây dựng không mất quá nhiều thời gian mà lại hiệu quả bạn nhé.

Hướng dẫn trình bày CV xây dựng
Hướng dẫn trình bày CV xây dựng

3.1. Thông tin cá nhân cần trình bày trong CV xây dựng

Mặc dù không cho thấy bạn có tài năng như thế nào trong lĩnh vực xây dựng nhưng thông tin cá nhân vẫn được trình bày ở vị trí quan trọng nhất - mở đầu CV. Bởi nó cần cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai và cách thức liên hệ với bạn như thế nào. Chính vì vai trò đó, bạn cần viết thông tin cá nhân thật chuẩn và đảm bảo chính xác tuyệt đối. Trong đó, chú ý 2 thông tin gồm số điện thoại, email không được sai sót. Không những thế, email cũng phải chọn địa chỉ thường xuyên sử dụng và có tên nghiêm túc, thể hiện rõ sự chín chắn của bạn. 

Những tên email thiếu nghiêm túc như dùng biệt danh, tên gọi xi-teen không nên sử dụng. Dù là chi tiết rất nhỏ nhưng đối với ngành xây dựng, điều đó không nên tồn tại. Tất cả mọi thứ đều phải thể hiện bạn là một người trưởng thành, có đủ chín chắn để bước vào công việc có cường độ cao và luôn đòi hỏi sự chính xác này. 

Tổng thể phần trình bày thông tin cá nhân cần ngắn gọn. Bạn chỉ việc liệt kê thông tin chuẩn cách thức và chính xác. Không nêu các loại thông tin không liên quan. 

3.2. Mục tiêu công việc trong CV logistic

Trình bày mục tiêu nghề nghiệp hiệu quả trong CV xây dựng
Trình bày mục tiêu nghề nghiệp hiệu quả trong CV xây dựng

Ngành xây dựng hay bất kể ngành nghề nào thì nhà tuyển dụng cũng luôn có ấn tượng tốt với người xây dựng được mục tiêu phát triển sự nghiệp rõ ràng. Vì vậy, muốn viết phần này hiệu quả thì bản thân bạn cũng phải xác định rõ đích đến cụ thể, khả thi cho chính mình. Bạn cần hình dung trong thời gian tới mình cần làm gì và ở quãng đường sự nghiệp xa hơn trong ngành xây dựng. bạn sẽ cống hiến những giá trị nào cho doanh nghiệp. Do đây là thông tin mang tính dự định, ước tính cho nên không chắc chắn đạt được nhưng chắc chắn bạn sẽ phải viết về chúng với sự tự tin và lời khẳng định sẽ quyết tâm phấn đấu để biến dự định thành hiện thực. Đó chính là cách bạn tạo dựng lòng tin nơi nhà tuyển dụng về khả năng của mình, như thế họ sẽ không cần đắn đo mà tin tưởng trao cho bạn vị trí đó.

3.3. Học vấn 

Công việc ngành xây dựng đa dạng vị trí khác nhau với mức độ cấp bậc được đòi hỏi cũng khác nhau. Tùy theo đó, vấn đề bằng cấp cũng được nhà tuyển dụng quan tâm ở các mức độ riêng. Chẳng hạn như đối với vị trí lao động phổ thông với các việc công nhân xây dựng, thợ phụ, phu hồ, … thì vấn đề bằng cấp gần như không phải là mối quan tâm của nhà tuyển dụng. Thay vì điều đó, họ muốn biết bạn có một sức khỏe tốt hay không, bạn có dự định gắn bó với nghề như thế nào, các kỹ năng có thể phục vụ công việc ra sao. 

Ghi trình độ học vấn trong CV ngành Xây dựng
Ghi trình độ học vấn trong CV ngành Xây dựng

Các vị trí như kỹ sư, các cấp quản lý, giám sát trong xây dựng thì cần đáp ứng thông tin về trình độ học vấn. Thậm chí các nhà tuyển dụng còn sàng lọc những ứng cử viên có trình độ học vấn tương đối cao để đáp ứng yêu cầu chuyên môn trong quá trình làm việc. Những thông tin xoay quanh học vấn như trường, chuyên ngành cụ thể, niên khóa, điểm tốt nghiệp và thành tựu trong học tập sẽ được trình bày chính xác, cụ thể. 

3.4. Kinh nghiệm và cách thể hiện trong CV xây dựng

Phần kinh nghiệm thuộc phạm trù ưu ái của nhà tuyển dụng cho nên bạn có dành được thêm nhiều điểm cộng cho CV và cơ hội trúng tuyển hay không phụ thuộc vào cách thể hiện kinh nghiệm của bạn. Có thể bạn là người có bề dày kinh nghiệm hoặc mới ra trường, điều đó không quan trọng hơn việc bạn thể hiện phần thông tin này ra sao, có thuyết phục không. 

Những kinh nghiệm được nêu ra đều phải xoay quanh đến lĩnh vực xây dựng vì chỉ có chúng mới giúp diện mạo nghề nghiệp của bạn được làm rõ. Những kinh nghiệm việc làm không phù hợp, lan man đều sẽ không giúp được cho CV mà còn khiến CV mắc lỗi dài dòng. 

Để kinh nghiệm nghề nghiệp xây dựng thuyết phục cao, bạn nên đưa kèm các số liệu và thành tựu công việc. Nếu từng phụ trách dự án xây dựng, nhà ở riêng thì đừng ngần ngại dẫn theo đường link mô phỏng chi tiết dự án đó. Chúng sẽ giúp cho bạn nhanh chóng ghi được số điểm đánh giá cao vượt trội hơn so với đối thủ.

Mẫu CV xin việc xây dựng
Mẫu CV xin việc xây dựng

3.5. Kỹ năng trong CV ngành xây dựng

Cùng với kinh nghiệm, nhà tuyển dụng luôn quan tâm đặc biệt đến kỹ năng của ứng viên. Lý do vì thông tin này là đáp án cho việc xác định bạn có thực sự đáp ứng một cách cơ bản nhất công việc xây dựng hay không.

Thậm chí ở nhiều vị trí trong ngành, kỹ năng được xác định chính là phần quan trọng nhất của CV xây dựng. Ngành này có đặc thù đòi hỏi sự cẩn trọng, bảo đảm an toàn cao cho nên người làm được việc phải có kỹ năng chuyên môn tốt. Vì thế đừng ngại ngần khẳng định những tố chất nghề nghiệp của mình để giành lấy lợi thế trong ứng tuyển. 

Khẳng định rằng bạn có tính cách tỉ mỉ, có tính kỷ luật cao, tuân thủ nghiêm ngặt đối với các nguyên tắc hành nghề và quy định chung của đơn vị để đảm bảo mức an toàn cao nhất trong quá trình làm việc. Đối với vị trí quản lý, giám sát xây dựng thì những kỹ năng, tố chất này càng phải được khẳng định vì bạn đại diện cho công ty bảo đảm cho sự an toàn của hàng chục, hàng trăm nhân viên cũng như cam kết chất lượng xây dựng với khách hàng.

Tạo CV xây dựng chuyên nghiệp
Tạo CV xây dựng chuyên nghiệp

Có thể bổ sung thêm thông tin người tham khảo nếu vị trí bạn đang giành ưu thế là quản lý xây dựng. Người tham chiếu uy tín của bạn sẽ thay bạn, giúp bạn khẳng định chắc chắn thêm một lần nữa rằng ở những dự án xây dựng trước đây bạn đã làm tốt như thế nào và thực sự là người làm việc có trách nhiệm cao. 

Những hướng dẫn vừa đưa ra đều là lý tưởng cho một chiếc CV có thể khiến nhà tuyển dụng ngã gục ngay sau khi xem xét. Nhưng trong thực tế, bạn có thể đáp ứng được bao nhiêu phần trăm sự hoàn hảo này? Để có thể chắc chắn hơn đối với CV xin việc của bạn, hãy cập nhật