CV Developer là tài liệu tổng hợp tất cả thông tin quan trọng của người lập trình viên trong CV. Mục đích của bản CV developer là khẳng định sự phù hợp với công việc, thuyết phục nhà tuyển dụng trao cơ hội việc làm. CV lập trình viên là yếu tố đầu tiên tiếp cận nhà tuyển dụng trước thềm phỏng vấn. Do vậy, có được lựa chọn vào vòng phỏng vấn hay không phụ thuộc vào CV của bạn. Sự ấn tượng, sức thuyết phục của CV sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được ước mơ sở hữu cơ hội việc làm hấp dẫn nghề lập trình. Vì thế đừng tiếc thời gian chăm chút cho CV xin việc của bạn.
Hướng dẫn viết CV xin việc developer vô cùng chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng thành công.
Mặc dù là phần đơn giản nhất nhưng đây lại chính là phần cốt lõi trong CV developer nói riêng. Chẳng thế mà thông tin cá nhân được đặt ở vị trí đầu tiên đắc địa nhất ngay mở đầu CV. Trong chiếc CV developer "được lòng", sự mở đầu hoàn chỉnh là nền tảng quan trọng giúp CV Developer của bạn được nhà tuyển dụng đón nhận bằng cái nhìn ấn tượng. Không cần trình bày đao to búa lớn, sự thành công mở đầu này được tạo nên bởi sự đơn giản, ngắn gọn và đầy đủ thông tin. Sự chuẩn chỉnh chính là yêu cầu tối thiểu mà một dân lập trình phải đáp ứng.
Một vài điểm sau Topcvvn cần bạn lưu ý để trình bày CV chuẩn mực ngay trong phần mở đầu này:
Thứ nhất, bạn hãy chú ý viết họ và tên đúng cách và phù hợp trong các ngữ cảnh. Chẳng hạn nếu ứng tuyển làm developer tại các doanh nghiệp nước ngoài thì bạn hãy chú ý viết tên không dấu và có thể cân nhắc đính kèm thêm tên ngoại quốc của bạn.
Thứ hai, hãy viết chính xác vị trí ứng tuyển theo đúng theo đúng mô tả trong JD tuyển dụng. Chẳng hạn trong tin tuyển dụng cần tuyển lập trình viên web, lập trình PHP, ...
Tiếp theo bạn hãy viết những thông tin về bản thân chính xác gồm địa chỉ, ngày tháng năm sinh, địa chỉ email, số điện thoại, quên quán. Nếu có yêu cầu minh chứng các “tín hiệu” về ngành nghề, bạn hãy đính kèm trong CV đường link mạng xã hội có liên quan.
Thứ 4, ứng viên cần chú trọng lựa chọn ảnh đại diện chèn vào CV. Bức ảnh phải thể hiện rõ sự nghiêm túc, chỉn chu của một nhà lập trình. Hình dung của bạn xuất hiện trong sự ngay ngắn nhất có thể, tóc tai gọn gàng, nét mặt tươi sáng và trang phục chỉnh tề sẽ dễ tạo thiện cảm cho nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Từ thiện cảm này họ dễ tin tưởng vào bản thân bạn hơn trong công việc.
CV Lập trình viên được đánh giá tốt nếu nó có chứa mục tiêu nghề nghiệp sâu sắc, rõ ràng, thể hiện rõ định hướng công việc của bạn. Điều quan trọng bạn phải trình bày làm sao để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng hiểu rõ mục tiêu của bạn. Trong các mục tiêu đó không thể không nhắc đến mục tiêu về những giá trị bạn muốn cống hiến cho công ty.
Để làm được điều đó, hãy dành thời gian tìm hiểu nhiều về công ty, khám phá định hướng phát triển và vạch ra những nhiệm vụ bạn nên thực hiện để “theo đuổi” công ty. Đây chính là cách giúp bạn xây dựng cho chính mình những mục tiêu, định hướng hài hòa với công ty đang chinh phục.
Lưu ý, mục tiêu nghề nghiệp của bạn nên viết về mục tiêu dài hạn, rõ ràng, không viển vông và xa rời thực tế. Như vậy bạn mới đặt được những viên gạch đầu tiên xây nên nền móng vững chắc cho niềm tin nhà tuyển dụng. Đó cũng là cơ sở để nhà tuyển dụng dần có những đánh giá bước đầu rằng bạn là một ứng viên developer tiềm năng.
Đối với một developer, trình độ học vấn là yếu tố vô cùng quan trọng. Bạn phải được đào tạo bài bản để có kiến thức, trình độ và kỹ năng về lập trình mới có thể đảm đương được công việc đặc thù này. Công việc này không giống một số lĩnh vực khác như chăm sóc khách hàng, bán hàng, ... có thể traning vài ba buổi là có thể bắt nhập làm quen. Để có thể làm lập trình viên, xây nên những sản phẩm công nghệ đỉnh cao và đáp ứng xã hội, ứng viên tiềm năng phải là những người trải qua nhiều năm ngồi trên ghế nhà trường, tiếp thu chuyên môn, tích lũy kỹ năng và nhiều năm sau đó tỉ mỉ tích lũy kinh nghiệm hành nghề.
Vì thế trước hết, bạn phải nêu được trình độ của mình được đào tạo. Thông tin này được nhà tuyển dụng sử dụng để đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí lập trình như thế nào. Theo đó, nếu tốt nghiệp từ những trường đào tạo công nghệ, kỹ thuật đích thị là một lợi thế to lớn dành cho bạn. Khi nêu thông tin, bạn hãy viết về thời gian đào tạo vì ngành công nghệ thông tin có các hệ đào tạo theo năm khác nhau, qua thông tin này giúp nhà tuyển dụng đánh giá được mức độ chuyên sâu của bạn về chuyên môn đến đâu.
Đừng quên ghi xếp loại học tập và điểm số GPA đạt được. Chúng là kết quả ghi nhận bạn đã nỗ lực như thế nào trong việc học tập tiếp thu kiến thức để có được kết quả như vậy. Kết quả học tập tốt càng chứng tỏ bạn có sự am hiểu chuyên môn sâu để vượt qua các thử thách kiểm tra kiến thức của nhà trường. Nhà tuyển dụng sẽ dành cho bạn sự tin tưởng tuyệt đối nếu có một lịch sử học tập sáng lạn, đạt được điểm số cao và thành tựu đáng tự hào ở chuyên ngành công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, trường hợp bạn không có được xếp hạng cao hay không xuất thân “gốc” từ chuyên ngành công nghệ thông tin thì cũng đừng lo lắng quá nhiều. Nhà tuyển dụng đôi khi vẫn dành cho những ứng viên tiềm năng biết cố gắng để biến chính mình trở nên phù hợp với ngành nghề, với công việc. Họ vẫn chấp nhận tuyển dụng bạn khi trong CV bạn chứng minh được bản thân đã có kinh nghiệm, kỹ năng và thậm chí còn có cả trình độ học vấn tốt trong chuyên ngành này. Thể hiện ở trình độ học vấn đó là các chứng chỉ nghề IT đã đạt được hoàn toàn có thể giúp cho bạn đạt được mục tiêu chinh phục nhà tuyển dụng.
Kinh nghiệm rất quan trọng khi tuyển dụng một lập trình viên vì nó liên quan đến cách ứng viên xây dựng một sản phẩm công nghệ có logic và kiểm soát được mọi vấn đề phía sau đó hay không. Vậy nên, nếu một ứng viên không có được lợi thế quá nhiều về trình độ IT thì nhất định phải dành nhiều thời gian để tích lũy kinh nghiệm trong ngành này để khi tạo CV xin việc developer, bạn sẽ có được những thông tin kinh nghiệm cực kỳ hữu ích đưa vào CV, thực hiện mục tiêu chinh phục nhà tuyển dụng ngay từ những giây đầu tiên.
Khi trình bày kinh nghiệm bạn sẽ thể hiện rõ năng lực việc làm của mình ở tại nghề lập trình. Thế nhưng kinh nghiệm lại luôn là sự thiếu sót lớn nhất của sinh viên công nghệ mới tốt nghiệp. Để được công nhận cho những nỗ lực phát triển bản thân, sự cầu toàn học hỏi trong quá trình làm việc từ đó thuyết phục nhà tuyển dụng tin tưởng trao cho cơ hội việc làm IT trước mắt, bạn nên thay thế thông tin kinh nghiệm bằng thông tin về các dự án, các hoạt động đóng góp chuyên môn diễn ra tại trường lớp. Đó là những kinh nghiệm thực tiễn đầu đời sự nghiệp bạn đã tham gia tích cực, đủ sức khẳng định với nhà tuyển dụng về sự tích cực và năng nổ của bạn.
Kỹ năng trong nghề IT càng quan trọng để các lập trình viên có thể vận dụng linh hoạt vào các trạng thái khác nhau của công việc, đáp ứng các yêu cầu khác nhau trong từng sản phẩm. Mặc dù không đóng khuôn trong một bộ kỹ năng nhất định nhưng sẽ có những kỹ năng nền tảng của dân lập trình mà nhà tuyển dụng sẽ luôn muốn chúng xuất hiện trong mẫu CV developer. Bạn có thể kể tới kỹ năng tư duy phản biện, làm việc nhóm, quản lý thời gian, sắp xếp công việc hiệu quả, tinh thần trách nhiệm cao với công việc.
Chỉ cần tuân thủ trình bày theo hướng dẫn bên trên là bạn đã tự mình tạo được một bản CV Developer chuẩn. Muốn tăng thêm sức cạnh tranh bằng những màu sắc ấn tượng đặc biệt thể hiện qua CV, nhất định bạn phải tận dụng các mẫu CV xin việc deverloper tại trang tạo CV chuyên nghiệp số 1 – Topcvvn. Mẫu CV được cung cấp từ website này vốn được các chuyên gia đầu ngành thiết kế, vừa đem đến hình thức CV chuẩn, đẹp, độc đáo lại vừa giúp cho bạn tạo CV nhanh, dễ dàng. Hãy nhanh tay truy cập Topcvvn và trải nghiệm trình tạo CV hấp dẫn nhất tại đây nhé.
Đăng nhập
Đăng nhập ứng viên
Đăng nhập Topcvvn, cơ hội việc làm rộng mở, ứng tuyển nhanh
Tài khoản
Mật khẩu
Đăng nhập
Đăng nhập nhà tuyển dụng
Đăng nhập ngay để trải nghiệm các dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng
Tài khoản
Mật khẩu